Chào mừng bạn đến với Nhà Thuốc Biển Việt!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
nhathuocbienviet

Viêm gan cấp tính là gì? Viêm gan mãn tính là gì?

Thứ Năm, 14/11/2024
Nguyen Ngoan

Viêm gan cấp tính là tình trạng viêm gan xảy ra trong 6 tháng đầu tiên sau khi nhiễm virus viêm gan B hay C với thời gian ủ bệnh ngắn và các triệu chứng thường rất nhẹ hoặc không rõ ràng. Trong khi đó, viêm gan mãn tính có khả năng gây ra các bệnh lý mãn tính nguy hiểm ở gan điển hình như xơ gan, thậm chí là ung thư gan. 

1. Viêm gan B, viêm gan C là gì?

Virus viêm gan B gây ra tổn thương viêm, dẫn đến bệnh viêm gan B. Tương tự, virus viêm gan C gây ra tổn thương viêm, dẫn đến bệnh viêm gan C.

Cả hai dạng viêm gan này đều có khả năng tiến triển viêm gan cấp tính. Về lâu về dài, cả 2 tình trạng đều là bệnh lây nhiễm và có nguy cơ tiến triển thành bệnh mãn tính nguy hiểm.  

2. Viêm gan cấp tính là gì?

Trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi nhiễm virus viêm gan B hoặc C, người bệnh thường mắc viêm gan cấp tính. Bệnh tiến triển nhanh và chỉ gây ra các triệu chứng rất nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng nào.  

Các triệu chứng nếu có bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Vàng da (vàng da và mắt).
  • Đau dạ dày.
  • Các khớp và cơ bắp bị đau. 

3. Viêm gan mãn tính là gì?

Viêm gan mãn tính là hậu quả của việc virus viêm gan tồn tại lâu ngày trong cơ thể. Người bệnh viêm gan mãn tính nhiễm kép virus viêm gan B và C có nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính nghiêm trọng như xơ gan. Ngoài ra, ung thư gan cũng có thể xảy ra trong một số trường hợp viêm gan mãn tính.

4. Người mang siêu vi là gì?

Những người bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc viêm gan C sẽ mang virus suốt đời và có khả năng lây lan cho người khác.

Mặc dù phần lớn người mang siêu vi viêm gan B là trẻ em dưới 5 tuổi nhưng người lớn cũng có thể nhiễm siêu vi này. Hầu hết những người mang siêu vi không có biểu hiện bệnh, tuy nhiên, một số trường hợp lại tiến triển thành bệnh lý viêm gan cấp tính và mãn tính nghiêm trọng, người bệnh nếu không được điều trị sẽ có thể gây tử vong.

Trong số những người lớn nhiễm virus viêm gan C, tỷ lệ trở thành người mang siêu vi viêm gan C là rất cao (khoảng 75-85%). Ngoài ra, bệnh gan mãn tính còn xảy ra ở khoảng ⅔ số người mang siêu vi viêm gan C.

5. Những điều cần biết về viêm gan B

5.1 Tính lây lan của virus viêm gan B

Virus viêm gan B sẽ dễ dàng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng cơ thể như máu, tinh dịch hay dịch âm đạo. Ví dụ điển hình là quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm.

Bên cạnh đó, viêm gan B cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Thậm chí, việc sống và dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu với người mang mầm bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.

Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý rằng, virus viêm gan B không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn uống chung, ho hoặc hắt hơi và cho con bú.  

5.2 Xét nghiệm chẩn đoán virus viêm gan B

Các xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng virus khác nhau giúp chẩn đoán chính xác người bệnh nhiễm virus viêm gan B. Nhờ đó, bác sĩ có thể xác định được người bệnh đang ở giai đoạn nào, giai đoạn mới nhiễm hay đã đi vào giai đoạn viêm gan cấp tính hoặc đã chuyển qua giai đoạn mãn tính.  

Thậm chí, xét nghiệm còn cho biết người bệnh đã từng mắc virus viêm gan B hiện đã có miễn dịch hoặc đã được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B hay chưa.  

5.3 Đối tượng nên xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan B

Xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan B được khuyến cáo cho nhóm đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Trẻ có mẹ nhiễm virus.
  • Người sống chung với người bệnh hoặc đối tác quan hệ tình dục nhiễm virus.
  • Người mắc HIV.
  • Người có quan hệ tình dục đồng giới không an toàn.
  • Nhân viên y tế và những người tiếp xúc thường xuyên với người bệnh có nguy cơ mắc viêm gan B, đặc biệt là điều dưỡng.
  • Người sinh ra hoặc có cha mẹ sinh ra ở các vùng có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao.
  • Những người điều trị ung thư, lọc thận hoặc sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch.

5.4 Phương pháp điều trị virus viêm gan B

Mặc dù không có thuốc chữa virus viêm gan B nhưng người bệnh vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng của viêm gan cấp tính và viêm gan mãn tính, cũng như điều trị một số loại bệnh gan do virus này gây ra.

Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất chính là tiêm vắc-xin, giúp hệ miễn dịch cơ thể chống lại virus ngay cả khi đã phơi nhiễm. Phác đồ viêm gan B gồm 3 mũi.

Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG) sẽ được tiêm thêm cho những người chưa tiêm phòng và mới bị phơi nhiễm virus viêm gan B bên cạnh mũi tiêm phòng. HBIG có thành phần là các kháng thể kháng virus có tác dụng tăng cường hiệu quả dự phòng nhiễm virus viêm gan B.

6. Những điều cần biết về viêm gan C

6.1 Tính lây lan của virus viêm gan C

Việc tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm virus viêm gan C như dùng chung kim tiêm hoặc từ mẹ sang con là đường lây truyền chính của bệnh.  

Trong một số trường hợp hiếm gặp, quan hệ tình dục không an toàn cũng có khả năng lây nhiễm virus này. Tuy nhiên, virus viêm gan C không lây qua các hình thức tiếp xúc thông thường.

6.2 Xét nghiệm chẩn đoán virus viêm gan C

Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm virus viêm gan C hay không. Nếu kết quả dương tính, các xét nghiệm xác nhận sẽ được thực hiện để khẳng định lại kết quả xét nghiệm miễn dịch và lượng virus trong cơ thể.

6.3 Đối tượng nên xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan C

Các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm những người sau đây:

Sinh từ năm 1945 - 1965.

  • Đã và đang điều trị lọc máu.
  • Nhiễm HIV.
  • Có men gan bất thường.
  • Được truyền máu của người mắc virus viêm gan C sau khi hiến máu.
  • Nhân viên y tế, những người tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ mắc viêm gan B hằng ngày, đặc biệt là điều dưỡng.
  • Trẻ có mẹ bị viêm gan C.

6.4. Phương pháp điều trị virus viêm gan C

Bằng các dược phẩm kháng virus, hầu hết người mắc viêm gan C ở cả giai đoạn viêm gan cấp tính và viêm gan mãn tính đều có thể được chữa khỏi nhờ công nghệ cùng kiến thức y khoa tiên tiến ngày nay, đồng thời giảm thiểu các biến chứng lâu dài của bệnh.

6.5 Cách phòng tránh virus viêm gan C

Một số biện pháp sau đây sẽ giúp mọi người phòng tránh nguy cơ mắc viêm gan C do bệnh vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa.

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Tìm hiểu kỹ về đối tác trong sinh hoạt tình dục.
  • Duy trì một mối quan hệ tình dục lành mạnh.

Bài viết tham khảo nguồn Acog.org

7. Buluking - Điều trị các bệnh về gan như viêm gan cấp/mạn tính, hôn mê gan.

Thuốc tiêm Buluking với thành phần chính là L-ornithin-L-aspartat được biết đến trong điều trị các bệnh về gan như viêm gan cấp/mạn tính, hôn mê gan,...

7.1. Thành phần

Thành phần: Trong mỗi ống thuốc tiêm Buluking có chứa thành phần chính là L-ornithin-L-aspartat hàm lượng 5g. 

Ngoài ra còn chứa các tá dược khác (natri pyrosulfit, D-sorbitol, Nước cất pha tiêm) vừa đủ 1 ống. 

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm. 

7.2. Tác dụng - Chỉ định của thuốc tiêm Buluking  

Tác dụng của thuốc tiêm Buluking  

Dược lực học

L-ornithine-L-aspartate là một hóa chất được cơ thể phân hủy để tăng mức độ của hai axit amin: ornithine và axit aspartic - hai thành phần giúp giảm mức độ của amoniac trong máu. 

L-ornithine và L-aspartate đóng vai trò là chất trung gian trong chu trình urê trong các tế bào gan quanh tĩnh mạch ở gan và là chất kích hoạt carbamoyl phosphate synthetase bằng cách chuyển hóa thành glutamate thông qua glutamine synthetase trong tế bào gan quanh tĩnh mạch cũng như bởi cơ xương và não.

Dược động học

  • Phân bố: Thành phần L-ornithin-L-aspartat sau khi tiêm phân bố rộng khắp các cơ quan trong cơ thể. 
  • Chuyển hóa: Tại gan, thành phần L-ornithin-L-aspartat được chuyển hóa nhờ vào nhóm amino chuyển thành amoniac và khi kết hợp với CO2 sẽ tạo thành ure. 
  • Thải trừ: Thành phần L-ornithin-L-aspartat này thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và phân. 

Chỉ định thuốc tiêm Buluking  

Sản phẩm thuốc tiêm Buluking được dùng để chỉ định trong các bệnh về gan như: hôn mê gan, tiền hôn mê gan, bệnh gan cấp/mạn tính.

7.3. Liều dùng - Cách dùng thuốc tiêm Buluking 

Liều dùng thuốc tiêm Buluking  

Liều dùng của thuốc Buluking được khuyến cáo như sau:

Với người  bị viêm gan cấp/mạn tính: Thông thường, trong tuần đầu tiên điều trị mỗi ngày cần tiêm tĩnh mạch chậm 1 ống. 

Trong các trường hợp bệnh nặng hơn thì có thể sử dụng 2 ống/ngày. 

Cách dùng thuốc tiêm Buluking hiệu quả

Thuốc Buluking được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm. Do đó quá trình sử dụng nên có sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế như bác sĩ, y tá,... mà không nên tự ý sử dụng loại thuốc này. 

7.4. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng sản phẩm thuốc tiêm Buluking cho người bị mẫn cảm với hay các tá dược có trong sản phẩm này. 

Ngoài ra cũng chống chỉ định thuốc tiêm Buluking cho những trường hợp:

  • Người bị nhiễm độc methanol.
  • Người nhiễm Acid Lactic. 
  • Người thiếu men Fructose 1,6-diphosphatase.
  • Người không có khả năng dung nạp Fructose-sorbitol. 
  • Người bị suy thận. 

7.5. Tác dụng phụ

Quá trình sử dụng thuốc tiêm Buluking, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như: buồn nôn hay có cảm giác bỏng rát ở thanh quản. Ngoài ra bạn cũng có thể bị sốc phản vệ bởi thành phần muối sulfit. Do vậy sau khi sử dụng thuốc cần theo dõi một thời gian và báo ngay cho bác sĩ nếu như có các biểu hiện kể trên. 

7.6. Tương tác

Tương tác thuốc đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc tiêm Buluking cùng với phenothiazin hay các thuốc lợi tiểu làm giảm Kali. Do vậy để đảm bảo an toàn, bạn cần liệt kê với bác sĩ điều trị tất cả thuốc đang sử dụng để đảm bảo không gặp phải các tương tác không mong muốn. 

7.7. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Lưu ý và thận trọng 

Ngay khi nhận được thuốc tiêm Buluking, các bạn cần kiểm tra hạn sử dụng in trên bao bì và không nên sử dụng nếu sản phẩm thuốc tiêm Buluking đã hết hạn và có dấu hiệu hư hỏng.

Các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc tiêm Buluking.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tiêm Buluking cho đối tượng là trẻ em và người cao tuổi. 

Cần thiết phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu và nước tiểu, đồng thời theo dõi lượng ure huyết và ure niêu thường xuyên nếu sử dụng thuốc tiêm Buluking với nồng độ cao. 

Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai

Không sử dụng thuốc tiêm Buluking cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai bởi dữ liệu về tính an toàn của thuốc trên đối tượng này chưa được thiết lập. 

Bảo quản 

Bảo quản thuốc Buluking ở những nơi khô thoáng.

Không để ánh mặt trời chiếu vào sản phẩm thuốc tiêm Buluking  .

Để thuốc tiêm Buluking ở vị trí có nhiệt độ dưới 30 độ C.

Không để thuốc tiêm Buluking ở những nơi trẻ em với tới được.

7.8. Nhà sản xuất

Số đăng ký: VN-18525-14.

Công ty đăng ký: Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Phương. 

Nhà sản xuất: Bcworld Pharm. Co., Ltd. - Hàn Quốc. 

Đóng gói: Hộp 1 khay 10 ống x 10ml dung dịch. 

7.9. Thuốc tiêm Buluking giá bao nhiêu?

Thuốc tiêm Buluking hiện nay đang được bán ở Nhà Thuốc Biển Việt để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0346475017 để được tư vấn thêm.

7.10. Sản phẩm thuốc tiêm Buluking mua ở đâu?

Thuốc tiêm Buluking mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn kê thuốc tiêm Buluking mua sản phẩm trực tiếp tại Nhà Thuốc Biển Việt.

Địa chỉ: Số 18 NV1, Tổng cục V - Bộ Công An - Xã Tân Triều - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội Hoặc liên hệ qua số hotline (0346475017) nhắn tin trên website để đặt sản phẩm cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan