Viêm gan B là gì? Triệu chứng nhận biết bệnh?
Virus viêm gan B có thể tồn tại trong máu và các chất dịch khác của người bệnh gây ra tình trạng viêm gan B mãn tính. Khi đó, người bệnh buộc phải chấp nhận sống chung với virus viêm gan B suốt đời. Chính vì vậy, việc tìm hiểu viêm gan B là gì và phương pháp phòng tránh viêm gan B hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, có thể gây suy gan và dẫn đến tử vong. Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 2 tỷ người đã nhiễm bệnh với khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Ở Việt Nam hiện nay số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.
Viêm gan B mạn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn của viêm gan B mạn còn tương đối thấp. Mục tiêu chính là ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B, phát hiện sớm, theo dõi và điều trị khi có chỉ định để ngăn ngừa biến chứng xơ gan, ung thư gan và suy gan.
2. Những triệu chứng nhận biết bệnh viêm gan B
Viêm gan B có triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh rất khó nhận biết. Thậm chí có rất nhiều người bị nhiễm viêm gan B mà không hề hay biết. Tuy nhiên, kể cả khi không có triệu chứng bệnh gì thì virus viêm gan B vẫn có thể gây tổn hại nặng nề đến gan sau một thời gian phát triển âm ỉ. Do đó, khi tìm hiểu bệnh viêm gan B là gì cần lưu ý những triệu chứng nhận biết bệnh như sau:
Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
Đau nhức xương khớp.
Thường xuyên buồn nôn, ói mửa.
Nước tiểu có màu vàng sẫm.
Đau bụng.
Phân màu xanh xám, sẫm màu.
Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
Vàng da, vàng mắt.
Có hiện tượng xuất huyết dưới da.
Đau hạ sườn phải.
Sưng bụng, chướng bụng.
Viêm gan B nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị ở giai đoạn thích hợp có thể phát triển thành suy gan, xơ gan cổ trướng hoặc ung thư gan nguy hiểm đến sức khỏe.
3. Virus viêm gan B lây qua đường nào?
Virus viêm gan B có cơ chế lây nhiễm giống với virus HIV. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng biệt virus viêm gan B được cảnh báo là còn nguy hiểm hơn cả virus HIV.
Nếu như virus HIV không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể và không thể lây nhiễm trong môi trường tự nhiên thì virus viêm gan B có thể sống ở ngoài tự nhiên ít nhất 7 ngày và trong thời gian này virus vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể người không được vaccine bảo vệ.
Cũng giống như virus HIV, virus viêm gan B lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50-100 lần virus HIV. Dưới đây là 3 con đường lây nhiễm viêm gan B cần lưu ý:
Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai nếu bị viêm gan B có thể truyền bệnh sang con. Trên thế giới, con đường lây truyền viêm gan B phổ biến nhất là từ mẹ sang con trong khi sinh (lây truyền dọc) cũng như lây truyền qua đường truyền ngang ở trẻ nhỏ. Do đó, phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con là chiến lược quan trọng để kiểm soát dịch HBV. Sự lây truyền HBV từ mẹ sang con phổ biến hơn ở trẻ em sinh ra từ những phụ nữ có nồng độ virus viêm gan B cao trong máu (được gọi là tải lượng virus HBV). Trong trường hợp không có bất kỳ can thiệp phòng ngừa nào, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con dao động từ 70% đến 90% đối với các bà mẹ có tải lượng virus HBV cao (hoặc có HBeAg (+)) và từ 10% đến 40% đối với những người có HbeAg âm tính. Nồng độ HBV DNA (tải lượng virus) cao của mẹ có liên quan đến nguy cơ lây truyền cao, ngay cả ở trẻ sơ sinh được chủng ngừa viêm gan B. Vì lý do này, phụ nữ mang thai có nồng độ HBV DNA cao cần được điều trị dự phòng kháng virus trong thai kỳ để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm bệnh.
Lây qua đường máu
Virus viêm gan B có thể dễ dàng lây qua truyền máu, hiến máu, tiêm, xăm hình...nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách. Ngoài ra, việc sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng... với người bị viêm gan B cũng có thể khiến bạn dễ dàng bị lây bệnh.
Lây qua quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B mà không có biện pháp phòng tránh an toàn cũng khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Virus viêm gan B có thể lây nhiễm thông qua tất cả các hành vi tình dục khác giới hoặc đồng giới.
4. Thuốc Hepbest 25mg Mylan điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ( 30 viên/lọ)
Thuốc Hepbest 25mg là gì?
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
Tenofovir alafenamide |
25mg |
Công dụng của Thuốc Hepbest 25mg
Chỉ định
Thuốc Hepbest 25 mg được chỉ định dùng trong trường hợp sau:
-
Tenofovir Alafenamide được chỉ định điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở bệnh nhân xơ gan còn bù.
Dược lực học
Tenofovir Alafenamide là tiền chất phosphonamidate của tenofovir. Tenofovir Alafenamide là hợp chất thấm qua tế bào ưa mỡ đi vào các tế bào gan bằng cách khuếch tán thụ động và nhờ các chất vận chuyển hấp thu ở gan OATP1B1 và OATP1B3.
Tenofovir Alafenamide sau đó được chuyển thành tenofovir thông qua quá trình thủy phân chủ yếu bởi enzyme carboxylesterase 1 (CES1) trong tế bào gan nguyên phát. Tenofovir nội bào sau đó được phosphoryl hóa bởi các kinase tế bào thành chất chuyển hóa có hoạt tính dược lý là tenofovir diphosphat. Tenofovir diphosphat ức chế sự sao chép của HBV thông qua sự kết hợp vào DNA của virus bởi men sao chép ngược của HBV, dẫn đến kết thúc chuỗi DNA virus.
Tenofovir diphosphat là một chất ức chế yếu các polymerase DNA của động vật có vú bao gồm DNA polymerase γ của ty thể và không có bằng chứng về độc tính đối với ty thể trong nuôi cấy tế bào.
Dược động học
Hấp thu – Phân bố
Thuốc đạt nồng độ đỉnh sau 0,48 giờ. Thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 80%.
Chuyển hóa
Thuốc chuyển hóa chủ yếu qua CES 1 của tế bào gan, protease cathepsin A (PBMCs) và ít chuyển hóa qua hệ enzyme CYP3A.
Thải trừ
Thời gian bán thải của thuốc là 0,51 giờ. Dưới 1% thuốc được thải trừ qua nước tiểu và 31,7% thải trừ qua phân.
Cách dùng Thuốc Hepbest 25mg
Cách dùng
Uống cả viên thuốc với nước, nên uống thuốc trong bữa ăn.
Liều dùng
Trước khi bắt đầu điều trị với Tenofovir Alafenamide, nên xác định xem bệnh nhân có nhiễm HIV – 1 không. Alafenamide đơn trị không nên sử dụng cho bệnh nhân nhiễm HIV – 1.
Nên xét nghiệm nồng độ creatinine huyết thanh, phospho huyết, độ thanh thải creatinin, glucose niệu, protein niệu trước và trong khi điều trị với Tenofovir Alafenamide.
Liều khuyến cáo là 1 viên 25 mg, 1 lần/ngày, uống kèm hoặc không kèm thức ăn.
Không cần chỉnh liều ở người cao tuổi trên 65 tuổi.
Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa. Không khuyến cáo dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (ClCr < 15 ml/phút). Ở bệnh nhân cần thẩm phân máu, dùng Tenofovir Alafenamide sau khi quá trình thẩm phân kết thúc.
Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ (Child – Pugh A). Thuốc không khuyến cáo dùng cho bệnh nhân xơ gan mất bù (Child – Pugh B, C).
Hiệu quả và an toàn của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ dưới 18 tuổi.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Thuốc Hepbest 25 mg mua ở đâu uy tín?
Hepbest 25 mg hiện nay đang được bán tại nhà thuốc Biển Việt để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0346475017 (zalo) để được tư vấn thêm.
Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Biển Việt tại địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).
Bài viết tham khảo nguồn Tổ chức Y tế thế giới WHO