Viêm gan B là gì? Cách phân biệt viêm gan cấp và mạn tính
Viêm gan B có diễn biến khá thầm lặng và ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Do đó bệnh nhân thường chủ quan không đi khám sớm cho tới khi bệnh đã chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính thì đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Biển Việt sẽ giúp bạn phân biệt viêm gan cấp và mạn tính ở những người bị viêm gan B.
1. Tìm hiểu về viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính thuộc giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, bệnh phát triển đột ngột và phát triển trong thời gian ngắn, cụ thể là khoảng 6 tháng đầu tiên kể từ khi cơ thể bệnh nhân bị virus viêm gan B xâm nhập. Trong giai đoạn này người bệnh chỉ có các biểu hiện nhẹ hoặc thậm chí là không có triệu chứng. Cũng có trường hợp viêm gan B kéo dài nhiều tháng, có khi tới hàng năm và sau đó tiến triển thành thể mạn tính hoặc suy gan.
Viêm gan B cấp tính thường không biểu hiện rõ nét các triệu chứng, nếu có cũng chỉ thoáng qua: mệt mỏi, chán ăn do suy giảm chức năng gan, nôn mửa, sốt, đau nhức gan hoặc khớp, các triệu chứng gần tương tự như cảm cúm,...
Khi bị viêm gan B cấp tính, có khoảng 90% bệnh nhân có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn và không phải chịu di chứng. Còn lại 10% sẽ phát triển thành thể mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Khả năng một người tiến triển viêm gan B cấp tính thành mạn tính còn tùy thuộc vào độ tuổi, cụ thể đó là:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
Có đến 80 - 90% trẻ bị nhiễm HBV trong năm đầu tiên cuộc đời tiến triển thành viêm gan B mạn tính;
Từ 30 - 50% số trường hợp trẻ nhiễm virus viêm gan B trước 6 tuổi bị nhiễm trùng mạn tính.
Ở người trưởng thành:
10% người khỏe mạnh nhiễm HBV sẽ phát triển thành thể mạn tính;
Từ 20 - 30% số người bị viêm gan B mạn tính tiến triển thành bệnh xơ gan hoặc ung thư gan.
2. Thế nào là viêm gan B mạn tính?
Viêm gan B mạn tính là giai đoạn tiếp theo của thể cấp tính, xảy ra khi virus viêm gan B - HBV đã tồn tại trong cơ thể người bệnh trên 6 tháng. Giai đoạn viêm gan B mạn tính thường diễn tiến âm thầm trong thời gian dài (có thể lên tới 15 - 30 năm) mà không có dấu hiệu đặc trưng.
Bệnh kéo dài sẽ cản trở sự sản sinh kháng thể dẫn tới mạn tính. Nếu người bệnh không đi kiểm tra sự hoạt động của virus thường xuyên, đến khi bệnh tiến triển mà không được kiểm soát thì có thể dẫn đến tình trạng xơ gan hoặc ung thư gan.
Mặc dù ít biểu lộ triệu chứng nhưng người bệnh nên chú ý kỹ những dấu hiệu sau để đi thăm khám kịp thời:
Nếu viêm gan mạn tính tiến triển không được kiểm soát, bệnh có thể gây ảnh hưởng tới chức năng và hoạt động của hệ tiêu hóa như: bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy, đau bụng,...;
Các biểu hiện ngoài da khá điển hình của bệnh viêm gan B mạn tính như: vàng mắt, vàng da. Thường thì lúc này bệnh đã ở giai đoạn nặng nên cần phải điều trị ngay để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Do viêm gan B mạn tính có biểu hiện rất mờ nhạt, phải tới khi bệnh đã ở giai đoạn muộn thì người bệnh mới phát hiện ra và đi khám nên rất nhiều trường hợp bỏ lỡ thời điểm tốt để điều trị sứt điểm. Chính vì vậy mỗi người cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị viêm gan B.
Chẩn đoán viêm gan B không chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà cần phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định được đúng thể bệnh cũng như lên kế hoạch điều trị sao cho phù hợp. Phần lớn các ca viêm gan B mạn tính ở Việt Nam thường được phát hiện ngẫu nhiên khi bệnh nhân tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi khám thai, hiến máu,...
3. Phân biệt viêm gan cấp tính và mạn tính dựa trên đặc điểm nào?
Như đã đề cập, tình trạng cấp tính ở bệnh viêm gan B xảy ra trong vòng 6 tháng đầu sau khi bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B. Đây cũng chính là giai đoạn cần thiết để cơ thể bình phục sau khi mắc viêm gan B. Nếu sau 6 tháng mà kết quả xét nghiệm là dương tính với siêu virus viêm gan B - HBsAg+ thì được coi là bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính và có thể bị viêm gan B suốt đời.
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, có đủ sức đề kháng chống lại virus ngay cả khi bệnh nhân đã bị phơi nhiễm.
4. Viêm gan B có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Mặc dù có thể phân biệt viêm gan cấp và mạn tính nhưng ở giai đoạn đầu thì các triệu chứng như nổi mề đay, vàng mắt, vàng da, đau tức hạ sườn phải thường không bộc lộ rõ rệt nên đa số người bệnh sẽ có tâm lý chủ quan, không đi khám. Do đó bệnh rất dễ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm sau và gây khó khăn trong việc điều trị:
Bệnh não gan: Đây là một trong các biến chứng nặng nề nhất, thường gặp ở những bệnh nhân đã mắc sẵn một bệnh lý gan mạn tính. Khi bị bệnh, chức năng gan suy giảm khiến cho chất độc hấp thụ từ ruột không được gan xử lý theo quy trình, dần dần chúng sẽ tích tụ trong máu và theo đường tuần hoàn chuyển lên não. Bộ não vì tích trữ quá nhiều chất độc sẽ bị giảm chức năng, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và suy giảm nhận thức ở người bệnh. Hậu quả là bệnh nhân bị phù não vì suy gan cấp, dẫn tới thoát vị não và cuối cùng là tử vong.
Xơ gan: Bệnh nhân có các dấu hiệu sau:
Chán ăn, gầy sút;
Mệt mỏi;
Ăn không tiêu;
Rối loạn tiêu hóa;
Rối loạn đại tiện;
Bụng trương phình;
Phù 2 chi dưới.
Rất nhiều bệnh nhân còn không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nên bệnh có cơ hội tiến triển mạnh mẽ, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị. Gan vì thế mà dần mất đi các chức năng quan trọng như lọc máu, thải độc,... cho cơ thể.
Ung thư gan: Triệu chứng điển hình dễ nhận ra nhất ở những người bị ung thư gan đó là sốt, sút cân, cường lách, phù và đau bụng. Đây là bệnh lý ác tính nghiêm trọng, thời gian diễn tiến nhanh, khó điều trị. Đáng tiếc là bệnh nhân thường phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên tiên lượng sống rất thấp. Tại Việt Nam, mỗi năm lại có thêm khoảng 25.000 trường hợp mắc ung thư gan với tỷ lệ tử vong lên tới 90%.
5. Bluking - Điều trị hỗ trợ trong các trường hợp bệnh gan cấp tính hay mãn tính, trong trường hợp hôn mê gan và tiền hôn mê gan.
Thành phần:
L-Ornithine-L- Aspartate 5g/10ml
Công dụng:
Điều trị hỗ trợ trong các trường hợp bệnh gan cấp tính hay mãn tính, trong trường hợp hôn mê gan và tiền hôn mê gan.
Liều lượng - Cách dùng
Điều trị viêm gan cấp tính hay mãn tính: Liều thông thường là tiêm tĩnh mạch chậm 1 - 2 ống mỗi ngày trong tuần đầu tiên, tiếp tục trong 3 - 4 tuần tiếp theo. Trong trường hợp nặng, liều dùng có thể tăng lên 4 ống mỗi ngày. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân nhiễm acid Lactic, nhiễm độc methanol, không dung nạp Fructose-sorbitol, thiếu men Fructose 1,6-diphosphatase.
Tác dụng phụ:
Có thể gặp các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như cảm giác nóng ở thanh quản, thỉnh thoảng có thể xảy ra buồn nôn. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các tác dụng phụ xảy ra sau khi dùng thuốc.
Chú ý đề phòng:
- Trong trường hợp chỉ định dùng thuốc với liều cao thì cần kiểm tra thường xuyên nồng độ thuốc trong máu và nước tiểu.
- Thận trọng khi cắt ống thuốc để tránh nguy cơ các mãnh vỡ thuỷ tinh từ vỏ chai trộn lẫn vào dung dịch thuốc gây ra tác dụng phụ. Thận trọng lưu ý khi chỉ định dùng thuốc cho trẻ em và người lớn tuổi.
Thuốc tiêm Buluking giá bao nhiêu?
Thuốc tiêm Buluking hiện nay đang được bán ở Nhà Thuốc Biển Việt để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0346475017 để được tư vấn thêm.
Sản phẩm thuốc tiêm Buluking mua ở đâu?
Thuốc tiêm Buluking mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn kê thuốc tiêm Buluking mua sản phẩm trực tiếp tại Nhà Thuốc Biển Việt.
Địa chỉ: Số 18 NV1, Tổng cục V - Bộ Công An - Xã Tân Triều - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt sản phẩm cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.