Người bị viêm gan B nên kiêng gì và ăn gì?
Viêm gan B là bệnh lý về gan đứng đầu thế giới, cứ 3 người mắc bệnh gan sẽ có 1 người nhiễm siêu vi viêm gan B. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn đối với bệnh này.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Vậy, người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh tốt hơn? Mời bạn xem thông tin trong bài viết bên dưới.
Viêm gan B nên ăn gì?
Viêm gan B là loại bệnh gây ra sự tổn thương gan bởi virus viêm gan B. Theo thông tin từ Hepatitis B Foundation, hiện nay có 2 tỷ người mắc viêm gan B, trong đó 257 triệu người bị viêm gan B mạn tính. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, bạn có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện tiêm vaccine Engerix B. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng viêm gan B là một loại bệnh di truyền dù trẻ sơ sinh có thể bị viêm gan B bẩm sinh. Tuy nhiên, viêm gan B có thể lây truyền từ người sang người qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con,…
Mặc dù người bị viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính và có thêm những nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý về gan khác, bạn vẫn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ gan, cải thiện sức khỏe thông qua chế độ ăn uống phù hợp.
Trong đó, người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì sẽ cho bạn biết những thông tin cơ bản nhưng quan trọng nhất trong việc xây dựng chế độ ăn tốt cho cơ thể.
1. Nhóm protein dễ chuyển hóa
Các thực phẩm nằm trong nhóm protein (đạm) dễ chuyển hóa là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì để bảo vệ sức khỏe gan tối ưu.
Đây là nhóm thực phẩm có lượng đạm lớn, giúp người bệnh có thể dễ dàng chuyển hóa thức ăn và các dinh dưỡng. Hơn nữa, đạm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gan tái tạo tế bào, hỗ trợ chống ngộ độc.
Một số thực phẩm thuộc nhóm protein dễ chuyển hóa mà bạn có thể tìm gồm:
- Các loại thịt như cá, bò, heo và gà
- Đậu hũ
- Trứng
- Sữa
Lưu ý người bệnh nên chọn thịt nạc, ít mỡ để giúp gan được hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, chỉ hạn chế cung cấp đạm thông qua thức ăn đối với bệnh nhân viêm gan mạn có bệnh lý não gan.
2. Nhóm tinh bột và đường
Nằm trong mục ưu tiên trong danh sách người viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì chính là nhóm tinh bột và đường.
Lý do để các thực phẩm nhóm tinh bột và đường nằm trong thực đơn cho người viêm gan B là vì cơ thể người sẽ mất đi một lượng glycogen nhất định khi gan bị tổn thương. Người bệnh cần tăng cường glycogen thông qua chất glucid có trong tinh bột và đường.
Một số loại thực phẩm tốt cho người viêm gan B thuộc nhóm tinh bột và đường:
- Gạo
- Bánh mì
- Các thực phẩm làm từ bột mì
- Mật ong
- Trái cây
Điều quan trọng khi nói về vấn đề người bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì là việc làm sao để không gây áp lực cho gan. Vì thế bạn nên chọn bổ sung đường tự nhiên thông qua các loại trái cây có độ ngọt tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe gan.
3. Nhóm vitamin và khoáng chất
Nhóm vitamin và khoáng chất giúp cơ thể, đặc biệt là gan thải độc. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các vitamin A, B1, B6, B12 cũng như các loại khoáng chất như canxi, kali, sắt trong đa dạng loại trái cây. Đây cũng được biết đến như những thành phần giúp làm tăng quá trình làm lành tổn thương gan, chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Tương tự với các loại rau củ, người bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì cũng cần có chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của mình. Chất xơ trong thức ăn cho người viêm gan B không chỉ giúp người bệnh thanh nhiệt cho gan mà còn dễ dàng tiêu hóa, lợi tiểu.
Một số loại rau củ quả mà bạn nên thêm vào thực đơn các món ăn cho người viêm gan B:
- Bắp cải
- Cà rốt
- Các loại rau xanh màu sẫm
- Củ dền
4. Nhóm các loại đậu
Để tiếp tục với câu hỏi người viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì, bạn cần biết rằng các nhà khoa học đã chứng minh chất béo tích tụ trong gan được giảm dần cho tác dụng đến từ đỏ. Các loại đậu là nhóm thực phẩm sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ với hiệu quả cao. Không chỉ thế, đậu và các thực phẩm làm từ đậu thuần còn có khả năng giữ mức glucose (lượng đường) lành mạnh trong cơ thể.
Hơn nữa, bạn cũng có thể linh hoạt trong cách ăn uống bằng cách sử dụng các loại đậu để chế biến thành những món nước uống tốt cho người viêm gan B. Các loại sữa hạt phổ biến hiện nay cũng được xem là một cái tên sáng giá trong danh sách người bị viêm gan B nên uống nước gì.
Chế độ ăn uống/ Thực đơn cho người viêm gan B (nguyên tắc cần trong chế độ ăn)
1. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Ngoài việc tìm hiểu người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì và tuân theo, bạn cũng cần lưu tâm đến việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm đạm, tinh bột, đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất khác trong mỗi bữa ăn.
Bất cứ đối tượng nào cũng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như tiền đề của một nền sức khỏe tốt. Đối với người viêm gan B, vấn đề dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt càng cần được chú ý hơn để người bệnh có thể duy trì sức và cải thiện được chức năng gan.
2. Chia nhỏ bữa
Chia nhỏ bữa ăn cũng là một phương pháp mà người bị viêm gan B có thể sử dụng để cải thiện sức khỏe. Khi thực hiện phương pháp này, ngoài việc bạn có thể kiểm soát được lượng calories và dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn một cách hiệu quả hơn, lợi ích bạn có được còn là kiểm soát lượng đường huyết và tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể.
Bạn được khuyến khích thực hiện phương pháp chia nhỏ bữa ăn kết hợp với tập luyện và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất.
3. Chú ý cách chế biến và sử dụng gia vị
Người bị bệnh viêm gan B không cần phải áp lực bản thân vào những chế độ ăn uống hà khắc. Thay vào đó, bạn thay đổi cách chế biến món ăn cùng với việc sử dụng ít gia vị trong các món ăn hơn.
Bởi vì các dấu hiệu của bệnh viêm gan B thường không rõ ràng, thậm chí dễ bị bỏ qua vì bị nhầm lẫn với những triệu chứng thông thường khác. Để tránh bệnh có thể chuyển biến thành mạn tính, hoặc bị suy gan bạn có thể chủ động phòng tránh bằng cách thay đổi chế độ ăn sử dụng ít gia vị, chế biến sạch. Hạn chế đồ ăn có dầu mỡ và ngưng sử dụng rượu bia, các đồ uống có cồn cũng được khuyến cáo trong danh sách thực đơn người viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì?
4. Thực đơn cho người viêm gan B
Một khuyến cáo được đưa ra từ Hepatitis Foundation, việc ăn uống cho người viêm gan B tuy không cần phải chú ý quá nhiều yêu cầu kiêng cữ, nhưng vẫn có những yêu cầu sức khỏe nhất định nhằm tạo ra và duy trì cơ thể khỏe mạnh, giúp người bệnh có đủ sức đề kháng, giảm thiểu những triệu chứng của bệnh tối ưu.
Ăn uống cho người viêm gan B theo các chuyên gia y tế cần lưu ý những điểm sau đây:
- Thịt nạc, cá
- Các loại rau họ cải
- Trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
- Hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường
- Hạn chế các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như mỡ, thực phẩm chiên trong dầu
- Hạn chế ăn các động vật có vỏ sống như nghêu, trai, sò điệp,…
Một số chất bạn cần lưu ý để không nạp quá nhiều để tránh dẫn đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng gồm:
- Sắt (Nội tạng động vật, các loại đầu, gà tây, bông cải xanh)
- Vitamin A
- Vitamin B3
- Vitamin C
- Vitamin D
Viêm gan B nên ăn hoa quả gì?
1. Táo
Táo có khả năng hỗ trợ những người có bệnh về gan, bao gồm viêm gan B bằng việc thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ pectin của táo có thể giúp người bệnh đào thải các kim loại nặng tích lũy từ thực phẩm bên trong cơ thể ra ngoài.
2. Cam
Trong quá trình gan bị tổn thương và tích độc từ những thức ăn cũng như các thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bạn cần các chất dinh dưỡng có trong cam đào thải ký sinh trùng và các độc tố khác trong gan.
3. Nho
Nho nằm trong những loại hoa quả mà người viêm gan B nên ăn vì chúng có thể hỗ trợ người bệnh trong phục hồi chức năng gan như một phương pháp thêm rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, loại quả tốt cho sức khỏe này còn chứa chất resveratrol, hợp chất chống oxy hóa cho cơ thể cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác giảm viêm, nguồn vitamin K giúp xương chắc khỏe,…
4. Chuối
Chuối là một đề xuất hàng đầu nằm trong danh sách các loại hoa quả có lợi ích lớn với người bệnh viêm gan B. Theo công bố từ Viện Kỹ Sư Hóa học Hoa Kỳ, chuối được xem là một nguồn phân phối lý tưởng trong việc sản xuất vaccine HBV (vaccine phòng ngừa viêm gan B). Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng đến từ chuối cũng có thể giúp người bệnh cải thiện đường tiêu hóa, và hơn hết loại quả này có thể dễ dễ dàng tìm mua tại bất kỳ nơi nào.
5. Bơ
Trong một quả bơ có chứa một lượng chất xơ và chất béo lành mạnh, đi kèm với đa dạng vitamin như vitamin B, vitamin C và vitamin E. Đây đều là những chất dinh dưỡng tốt cho gan, giúp gan tăng quá trình phục hồi tổn thương và cải thiện chức năng gan. Ngoài ra, bơ sản xuất chất glutathione chống oxy hóa, chất này sẽ giúp cơ thể tăng khả năng làm sạch gan hiệu quả.
6. Bưởi
Trong bưởi có một hàm lượng lớn vitamin C, ngoài việc giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin C trong bưởi đóng vai trò lớn trong việc thải độc gan của cơ thể bằng cách tái tạo enzyme hoặc kích thích hoạt động của enzyme có sẵn trong cơ thể.
7. Chanh
Nước chanh được khuyến khích uống mỗi ngày bởi thành phần dinh dưỡng đẹp bên trong mỗi quả chanh sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt và lá gan sạch. Tuy rằng chưa có chứng minh khoa học nào nói về việc chanh giúp thanh lọc gan nhưng acid citric và vitamin C trong chanh có thể kích thích và thúc đẩy sự sản xuất mật trong gan – một hoạt động bài tiết chất độc của cơ thể.
Viêm gan B nên kiêng gì?
1. Nội tạng
Lượng cholesterol cao trong nội tạng động vật là nguyên nhân khiến loại thực phẩm này có mặt trong danh sách “Viêm gan B kiêng gì?”.(2)
Bạn sẽ có khả năng gặp những vấn đề liên quan đến vấn đề tiêu hóa, chuyển hóa chất nếu cơ thể tích tụ quá nhiều cholesterol từ nội tạng. Những loại thực phẩm được làm từ tim, gan, dạ dày, lòng,… còn là một tác nhân gây hại đáng chú ý đến quá trình thải độc tố trong cơ thể và sự bài tiết mật trong gan. Đối với người bị viêm gan B, đây là những vấn đề sức khỏe cần được hạn chế tối thiểu nguy cơ xảy ra nhằm không làm yếu đi sức khỏe của vùng gan vốn đã bị tổn thương.
2. Thịt dê
Tiếp tục với danh sách viêm gan B nên kiêng ăn gì, thịt dê được biết như là một nguồn đạm lý tưởng cho cơ thể. Tuy nhiên, lý do mà thịt dê có mặt trong danh sách những thực phẩm mà bệnh nhân viêm gan B cần tránh chính là lượng chất béo lớn bên trong mỗi gram thịt dê. Với sự cản trở từ lượng chất béo cao hơn mức cần thiết này, khả năng trao đổi chất và thải độc tố của cơ thể sẽ bị kém đi. Đáng lo ngại hơn, chất béo từ thịt dê cũng sẽ tạo áp lực lớn đến vùng gan của người bệnh.
3. Tôm
Viêm gan B nên ăn gì, kiêng ăn gì? Người bị viêm gan B cần hạn chế ăn tôm hoặc các món ăn có thành phần chính là tôm. Đây là thực phẩm có lượng đạm cao, đi kèm theo là lượng cholesterol mà không chỉ người bị viêm gan B mà bất cứ ai cũng cần chú ý không nạp quá nhiều vào cơ thể. Khi cơ thể tiếp nhận lượng lớn đạm và cholesterol cùng một lúc, quá trình chuyển hóa chất của gan sẽ phải làm việc nặng hơn. Từ đó, tạo ra áp lực đến sức khỏe và chức năng của gan.
4. Măng
Người bị viêm gan B không nên ăn gì? Măng được xem là thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa tại gan vì có chứa nhiều chất cyanide, khi gặp enzyme sẽ chuyển hóa thành HCN – một loại chất cực độc với cơ thể và đặc biệt là gan.
5. Nhân sâm
Nhân sâm là thực phẩm có tính tăng nhiệt. Điều này không phù hợp với cơ thể vốn đã có nhiệt độ cao như các bệnh nhân viêm gan B. Nhân sâm tuy là một loại dược thảo quý nhưng với tính chất này, người viêm gan B sẽ dễ đối mặt với việc bị xuất huyết nội.
6. Các món ăn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Tương tự với những thực phẩm có lượng cholesterol cao, những món ăn chứa nhiều dầu mỡ chứa một lượng chất béo gây hại cho cơ thể. Những món ăn này cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến cho bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy, các món ăn nhiều dầu mỡ nằm trong danh sách hạn chế nghiêm ngặt với câu trả lời cho người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì? (3)
7. Các món cay nóng
Ảnh hưởng từ những món ăn cay nóng đến quá trình thải độc cho gan rất đáng lo ngại. Bên cạnh đó, đối với lá gan đang bị tổn thương của người bị viêm gan B, những món ăn cay nóng sẽ trở thành nhân tố làm chậm quá trình chữa lành và phục hồi chức năng gan.
Một số những món ăn cay nóng mà người viêm gan B nên tránh:
- Tiêu
- Ớt
- Sa tế
- Mù tạt
- Riềng
8. Thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp
Bên trong mỗi hộp thức ăn được chế biến sẵn đều sẽ chứa lượng chất bảo quản cao. Không chỉ thế, thức ăn đóng hộp cũng được xem là món ăn nhiều gia vị gồm: Đường, muối và chất béo. Khi người bệnh ăn những loại thực phẩm đóng hộp, gan sẽ cần phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa hết những chất trong thực phẩm.
9. Bia rượu
Bia rượu không nằm trong nhóm nước uống tốt cho người viêm gan B bởi trong rượu bia và những thức uống có cồn khác có chứa ethanol. Khi ethanol vào bên trong cơ thể sẽ tự động chuyển hóa thành một loại chất có hại cho gan, gây ra viêm gan và thoái hóa mỡ. Đó là lý do một người bình thường sử dụng quá nhiều bia rượu sẽ dễ gặp các vấn đề sức khỏe về gan. Người bị viêm gan B sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan nếu sử dụng bia rượu.
10. Chất kích thích (thuốc lá)
Các loại chất kích thích như thuốc lá những loại thuốc kích thích và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương có thể gây sức ép lên gan và gây tổn thương gan nặng. Hơn nữa, hậu quả từ chất kích thích đến những bộ phận khác như tim, não bộ, chế độ ăn cũng rất đáng báo động. Vì vậy, người bị viêm gan B cần loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng chất kích thích để giữ một nền sức khỏe ổn định.
11. Thuốc Hepbest 25mg Mylan điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ( 30 viên/lọ)
Thuốc Hepbest 25mg là gì?
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Tenofovir alafenamide |
25mg |
2. Công dụng của Thuốc Hepbest 25mg
Chỉ định
Thuốc Hepbest 25 mg được chỉ định dùng trong trường hợp sau:
- Tenofovir Alafenamide được chỉ định điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở bệnh nhân xơ gan còn bù.
3. Dược lực học
Tenofovir Alafenamide là tiền chất phosphonamidate của tenofovir. Tenofovir Alafenamide là hợp chất thấm qua tế bào ưa mỡ đi vào các tế bào gan bằng cách khuếch tán thụ động và nhờ các chất vận chuyển hấp thu ở gan OATP1B1 và OATP1B3.
Tenofovir Alafenamide sau đó được chuyển thành tenofovir thông qua quá trình thủy phân chủ yếu bởi enzyme carboxylesterase 1 (CES1) trong tế bào gan nguyên phát. Tenofovir nội bào sau đó được phosphoryl hóa bởi các kinase tế bào thành chất chuyển hóa có hoạt tính dược lý là tenofovir diphosphat. Tenofovir diphosphat ức chế sự sao chép của HBV thông qua sự kết hợp vào DNA của virus bởi men sao chép ngược của HBV, dẫn đến kết thúc chuỗi DNA virus.
Tenofovir diphosphat là một chất ức chế yếu các polymerase DNA của động vật có vú bao gồm DNA polymerase γ của ty thể và không có bằng chứng về độc tính đối với ty thể trong nuôi cấy tế bào.
4. Dược động học
Hấp thu – Phân bố
Thuốc đạt nồng độ đỉnh sau 0,48 giờ. Thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 80%.
Chuyển hóa
Thuốc chuyển hóa chủ yếu qua CES 1 của tế bào gan, protease cathepsin A (PBMCs) và ít chuyển hóa qua hệ enzyme CYP3A.
Thải trừ
Thời gian bán thải của thuốc là 0,51 giờ. Dưới 1% thuốc được thải trừ qua nước tiểu và 31,7% thải trừ qua phân.
Cách dùng Thuốc Hepbest 25mg
5. Cách dùng
Uống cả viên thuốc với nước, nên uống thuốc trong bữa ăn.
6. Liều dùng
Trước khi bắt đầu điều trị với Tenofovir Alafenamide, nên xác định xem bệnh nhân có nhiễm HIV – 1 không. Alafenamide đơn trị không nên sử dụng cho bệnh nhân nhiễm HIV – 1.
Nên xét nghiệm nồng độ creatinine huyết thanh, phospho huyết, độ thanh thải creatinin, glucose niệu, protein niệu trước và trong khi điều trị với Tenofovir Alafenamide.
Liều khuyến cáo là 1 viên 25 mg, 1 lần/ngày, uống kèm hoặc không kèm thức ăn.
Không cần chỉnh liều ở người cao tuổi trên 65 tuổi.
Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa. Không khuyến cáo dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (ClCr < 15 ml/phút). Ở bệnh nhân cần thẩm phân máu, dùng Tenofovir Alafenamide sau khi quá trình thẩm phân kết thúc.
Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ (Child – Pugh A). Thuốc không khuyến cáo dùng cho bệnh nhân xơ gan mất bù (Child – Pugh B, C).
Hiệu quả và an toàn của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ dưới 18 tuổi.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
7. Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Hepbest 25 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Hệ thần kinh: Đau đầu.
-
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.
-
Toàn thân: Mệt mỏi.
-
Da: Phát ban.
-
Cơ xương: Đau lưng.
-
Gan: Tăng men gan (ALT, AST).
-
Rối loạn lipid máu: Tăng LDL – cholesterol.
7.1. Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
8. Chống chỉ định
Thuốc Hepbest 25 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
9. Thuốc Hepbest 25 mg mua ở đâu uy tín?
Hepbest 25 mg hiện nay đang được bán tại nhà thuốc Biển Việt để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0346475017 (zalo) để được tư vấn thêm.
Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Biển Việt tại địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).
Mua thuốc online TẠI ĐÂY