Chào mừng bạn đến với Nhà Thuốc Biển Việt!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
nhathuocbienviet

Các vấn đề về gan và nguyên nhân gây bệnh

Thứ Ba, 17/09/2024
Nguyen Ngoan

Gan là cơ quan rất quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh. Chức năng của gan là chuyển hóa chất dinh dưỡng, thanh lọc độc tố và biến thức ăn thành năng lượng. Có một số bệnh lý về gan khiến cơ quan này hoạt động không tốt và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn.

1. Viêm gan do nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng có thể gây viêm gan, trong đó viêm gan siêu vi là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm các loại như sau:

  • Viêm gan A

Hầu hết các trường hợp mắc viêm gan A là do ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn có trong phân của bệnh nhân. Căn bệnh này thường không có bất kỳ triệu chứng nào và sẽ tự biến mất trong vòng 6 tháng mà không để lại tác hại lâu dài.

  • Viêm gan B

Căn bệnh này được lây truyền từ người sang người, chẳng hạn như thông qua quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Nếu viêm gan B kéo dài hơn 6 tháng, bệnh nhân sẽ dễ bị ung thư gan hoặc các bệnh về gan nguy hiểm khác.

  • Viêm gan C

Lay lan do máu của người bị nhiễm bệnh xâm nhập vào máu của người bình thường. Do đó bạn có thể bị nhiễm viêm gan C nếu dùng chung bơm kim tiêm với người khác hoặc liên quan đến HIV. Nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm viêm gan C nếu vô tình đâm một cây kim bị nhiễm trùng vào người. Tuy nhiên các triệu chứng có thể không xuất hiện trong nhiều năm. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng những người được sinh vào Thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh (từ năm 1946 - 1964) dễ có nguy cơ mắc viêm gan C hơn và nên làm xét nghiệm kiểm tra.

2. Hệ thống miễn dịch gặp vấn đề

Hệ miễn dịch có nhiệm vụ chiến đấu chống lại những “kẻ xâm lược”, trong đó có cả vi khuẩn và virus. Nhưng khi hệ miễn dịch gặp vấn đề, chúng sẽ hoạt động sai và tấn công ngược lại một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như gan. Các bệnh về gan liên quan đến hệ miễn dịch bao gồm:

  • Viêm gan tự miễn: Gây viêm gan và có thể dẫn đến các bệnh lý về gan khác, thậm chí là suy gan. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới hơn nam giới;
  • Xơ gan ứ mật nguyên phát: Các ống mật nhỏ trong gan - chứa hóa chất giúp tiêu hóa thức ăn, sẽ bị tấn công. Khi các ống dẫn bị tổn thương, mật sẽ ở lại bên trong gan và tạo ra vết sẹo. Phụ nữ sẽ gặp tình trạng này thường xuyên hơn đàn ông;
  • Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát: Tạo ra vết sẹo và cuối cùng có thể làm tắc ống dẫn mật. Mật tích tụ bên trong gan khiến gan khó hoạt động đúng chức năng. Tình trạng này có nguy cơ dẫn đến ung thư gan và trong một số trường hợp bệnh nhân phải cần ghép gan. Đàn ông có nhiều khả năng mắc căn bệnh này hơn phụ nữ.

3. Ung thư và khối u

Nếu ung thư xuất hiện trong gan thì rất có thể là do di căn từ một bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như phổi, đại tràng hoặc vú. Tuy nhiên cũng có một vài bệnh ung thư sẽ bắt đầu ở gan. Chẳng hạn:

  • Ung thư gan: Còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào gan, thường gặp ở phụ nữ và người Mỹ gốc Phi hơn so với nam giới và người da trắng. Nhiều khả năng nguyên nhân gây ung thư gan là do bị viêm gan hoặc uống quá nhiều rượu bia;
  • Ung thư ống mật: Các ống chứa mật lỏng giúp tiêu hóa thức ăn chạy từ gan đến ruột non sẽ bị khối u ác tính tấn công. Loại ung thư này không phổ biến và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi;
  • U tuyến tế bào gan: Tình trạng này không phổ biến và thường dễ phát triển ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai trong một thời gian dài. Đây là một khối u không phải ung thư, song cũng có vài trường hợp khối u sau đó sẽ chuyển biến thành ung thư.

4. Các bệnh lý di truyền

Một số rối loạn gan di truyền sẽ xảy ra nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc các bệnh lý về gan. Cụ thể:

  • Thừa sắt (Hemochromatosis): Khiến cơ thể dự trữ quá nhiều chất sắt từ thức ăn. Chất sắt dư thừa tích tụ trong gan, tim hoặc các cơ quan khác có nguy cơ đe dọa tính mạng do làm trầm trọng hơn tình trạng tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh về gan nguy hiểm.
  • Tăng oxalat niệu (Hyperoxaluria): Là khi nước tiểu có quá nhiều oxalat - một hóa chất tự nhiên trong cơ thể. Thông thường, gan có nhiệm vụ kiểm soát mức độ oxalat, nhưng nếu gan hoạt động không tốt sẽ khiến oxalate bị tích tụ lại. Tình trạng này sau đó có nguy cơ gây sỏi thận và suy thận. Nếu thận đã bị tấn công, oxalate có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác và gây ra nhiều vấn đề hơn.
  • Bệnh Wilson: Là một rối loạn di truyền do đồng tích tụ trong gan và các cơ quan khác. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Wilson thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 6 - 35, phổ biến nhất là đối tượng thiếu niên. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến gan, mà còn thể gây ra các vấn đề về thần kinh và tâm thần.
  • Thiếu hụt men alpha-1 antitrypsin: Đây là một hóa chất được gan tạo ra và có chức năng giúp phổi chống lại nhiễm trùng. Do đó khi gan hoạt động sai, chức năng bị lỗi có thể làm tích tụ chất men và gây ra các bệnh về gan.

5. Các nguyên nhân khác gây bệnh về gan

  • Lạm dụng rượu: Thói quen xấu này có thể dẫn đến xơ gan, tương tự như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease - NAFLD) và các trường hợp viêm gan B hoặc C lâu dài;
  • Dùng thuốc quá liều: Uống quá nhiều acetaminophen hoặc các loại thuốc khác có thể gây hại cho gan của bạn. Vì vậy cần đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng trên nhãn thuốc. Lưu ý, acetaminophen có thể là thành thành phần trong nhiều loại thuốc bạn thường dùng;
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: (NAFLD): Là tình trạng có quá nhiều chất béo dư thừa tích tụ bên trong gan và có thể dẫn đến viêm. Một trong những loại bệnh về gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) - khi mà các tế bào trong gan bị viêm và tổn thương, có thể tạo ra sẹo gan và dẫn đến các rối loạn khác, chẳng hạn như xơ gan.

Các biến chứng nghiêm trọng của những bệnh về gan có thể kể đến là suy gan cấp tính - khi gan đột ngột phát bệnh trong một thời gian rất ngắn, thường là do dùng thuốc quá liều, và xơ gan - xuất hiện nhiều tổn thương trong gan khiến cơ quan này không thể hoạt động đúng chức năng vốn có. Để phòng ngừa các bệnh về gan nguy hiểm, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện những thói quen có lợi có sức khỏe, và tuân thủ các hướng dẫn an toàn từ chuyên gia y tế cũng như tiêm vắc - xin chủng ngừa một số bệnh về gan.

6. Vicsen - Tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan

Vicsen là sản phẩm gì?

Thành phần

Mỗi viên nang mềm thuốc Vicsen có chứa thành phần:

Thành phần

Hàm lượng

Glutathione

500 mg

Arginine

50 mg

Zinc

20 mg

Coenzyme Q10

5 mg

Inositol

10 mg

Vitamin C

15 mg

Tá dược

Vừa đủ 1 viên.

Tác dụng của Vicsen

Thành phần

Công dụng

Glutathione

Glutathione có công dụng bảo vệ các tế bào bằng cách chống lại bức xạ gây hại có ở da, võng mạc, giác mạc. Glutathione giúp làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, Glutathion giúp trung hòa các gốc tự do, giảm lão hóa cho cơ thể.

Arginine

Hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng gan, viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan, men gan cao. Có tác động giải độc gan, giảm lượng cholesterol, giúp ăn ngon, chống béo phì, khử độc khắp các bắp thịt.

Zinc

Kẽm hỗ trợ cho các enzym để thực hiện chức năng ở cả hệ tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tim mạch,… giúp các tế bào phát triển và phân chia, đồng thời cần thiết cho hoạt động của protein và DNA. Khi thiếu hụt kẽm, tế bào miễn dịch không nhận được tín hiệu từ các cơ quan khác, khiến chúng không được đúng chức năng của mình, làm sức khỏe suy yếu, dễ bị các tác nhân xấu bên ngoài tấn công. Khi bổ sung đủ kẽm, giúp kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng; ngoài ra, Kẽm còn giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác như viêm phổi.

Vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự cho trong cơ thể. Vitamin C tham gia vào nhiều bộ phận của hệ thống miễn dịch. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho và tế bào thực bào giúp bảo vệ khỏi tác nhân gây hại như các gốc tự do, củng cố hệ thống phòng thủ bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Coenzyme Q10

Coenzyme Q10 có tác dụng chống oxy hóa mạnhvà vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, giúp ổn định các rối loạn của ti thể giúp bảo vệ các tác hại xấu dẫn đến bệnh về não, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, suy tim, giúp làn da tươi trẻ và hỗ trợ tăng chất lượng trứng ở nữ giới.

Inositol

Inositol đóng vai trò cấu trúc trong cơ thể như là một thành phần chính của màng tế bào. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của insulin-một loại hormone cần thiết cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó ảnh hưởng đến các chất hóa học truyền thông tin trong não, chẳng hạn như serotonin và dopamine. Có công dụng giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ hội chứng chuyển hóa như bệnh tim mạch và tiểu đường typ 2.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan