Chào mừng bạn đến với Nhà Thuốc Biển Việt!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
nhathuocbienviet

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, triệu chứng và cách điều trị

Thứ Bảy, 09/11/2024
Nguyen Ngoan

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường gặp do axit trào ngược lên thực quản. Phần lớn các đợt trào ngược ngắn và không gây ra triệu chứng khó chịu hay biến chứng. Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày không điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư thực quản.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng này.

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi dịch tiêu hóa từ dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản, ống nối từ miệng xuống dạ dày. Do có tính axit nên dịch này có thể gây kích ứng hoặc viêm niêm mạc thực quản.

Phần lớn mọi người có thể quản lý các triệu chứng khó chịu của GERD bằng cách thay đổi lối sống hoặc sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn mua tại nhà thuốc. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể cần tới bác sĩ để được kê đơn thuốc mạnh hơn hoặc thậm chí cần phẫu thuật để giảm bớt các triệu chứng.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trào dạ dày ngược thực quản (GERD)

Điều này xảy ra do sự trào ngược thường xuyên của axit dạ dày hoặc dịch mật lên thực quản. Khi nuốt, cơ vòng dưới của thực quản (vòng cơ ở phần đáy thực quản) nới lỏng để cho phép thức ăn và dịch thức ăn đi xuống dạ dày và sau đó đóng lại. Tuy nhiên, nếu cơ này giãn nở không bình thường hoặc bị yếu, axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác ợ nóng thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Sự trào ngược axit thường xuyên có thể gây viêm lớp lót bên trong thực quản. Theo thời gian, tình trạng viêm này có thể làm tổn thương lớp lót, gây ra các biến chứng như chảy máu, hẹp thực quản hoặc thực quản Barrett (một dạng tổn thương tiền ung thư).

Yếu tố nguy cơ: Các điều kiện sau có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược axit dạ dày:

  • Béo phì.
  • Phần trên của dạ dày di chuyển lên lồng ngực (thoát vị hoành).
  • Mang thai.
  • Hút thuốc.
  • Khô miệng.
  • Hen suyễn.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Thời gian làm trống dạ dày kéo dài.
  • Các rối loạn mô liên kết như bệnh xơ cứng bì.

3. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nhận biết bệnh trào ngược thực quản có thể khó khăn do triệu chứng của bệnh thường giống với nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bản thân có nhiều dấu hiệu sau đây, mọi người hãy cẩn thận vì có khả năng mắc bệnh trào ngược thực quản.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Ợ hơi: Thường xuyên xuất hiện, kể cả khi đói hoặc không ăn gì.
  • Ợ nóng: Cảm giác nóng rát từ dạ dày hoặc vùng ngực dưới, lan lên cổ và đôi khi tới hạ họng hoặc mang tai, đi kèm với vị chua trong miệng.
  • Ợ chua: Thức ăn hoặc chất lỏng có vị chua từ dạ dày trào ngược lên cuống họng, thường xảy ra sau khi ăn và trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Nôn và buồn nôn: Có thể xảy ra khi ăn quá no, nằm xuống ngay sau khi ăn hoặc không nâng đầu cao khi ngủ.
  • Cảm giác nóng trong ngực, cảm giác tức ngực.
  • Nước bọt tiết nhiều, khó nuốt, cảm giác có vật vướng ở họng.

Nếu bị trào ngược axit vào ban đêm, bệnh nhân cũng có thể gặp phải:

  • Ho mãn tính.
  • Viêm thanh quản.
  • Xuất hiện bệnh hen suyễn hoặc tình trạng bệnh hiện có trở nên xấu đi.
  • Giấc ngủ bị gián đoạn.

Nếu bệnh nhân cảm thấy đau ngực, đặc biệt khi đi kèm với các triệu chứng như đau lan ra vai, cánh tay hoặc cằm, khó thở, choáng váng… hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Những triệu chứng này không chỉ liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà còn có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Hãy đi khám bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng càng trầm trọng hơn hoặc xảy ra thường xuyên hơn.
  • Bệnh nhân đã tự mua và dùng thuốc dạ dày hơn 2 lần/tuần, nhưng vẫn không cải thiện.

4. Biến chứng cần biết

Do không nhận thức đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược thực quản, nhiều người đã không quan tâm đúng mức đến căn bệnh này. Thực tế là bệnh trào ngược thực quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, loét thực quản và trong trường hợp xấu nhất là ung thư thực quản. Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản.

Viêm thực quản mãn tính kéo dài có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Hẹp thực quản: Tổn thương lâu dài do axit dạ dày tác động lên cơ vòng dưới của thực quản gây ra sự hình thành mô sẹo. Mô sẹo này làm thu hẹp đường kính của thực quản, gây khó khăn trong việc nuốt.
  • Loét thực quản: Axit dạ dày lâu ngày có thể bào mòn mô thực quản, dẫn đến hình thành ổ loét. Ổ loét này có thể gây chảy máu, đau và khó nuốt.
  • Thay đổi tiền ung thư ở thực quản (thực quản Barrett): Trong trường hợp thực quản Barrett, mô lót phần dưới của thực quản bị biến đổi, điều này làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Dù tỷ lệ tiến triển thành ung thư không cao, các bác sĩ vẫn khuyến cáo nội soi thực quản để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo ung thư.
  • Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cao, thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Giai đoạn đầu bệnh không biểu hiện rõ ràng nhưng khi ung thư tiến triển sẽ có các triệu chứng như khàn tiếng, nuốt nghẹn, đau ở xương ức sau… Vì thế, khi bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh nhân nên điều trị kịp thời để hạn chế nguy cơ gây ung thư.

5. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

5.1. Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ

Nếu nghi ngờ có triệu chứng trào ngược axit dạ dày, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Do thời gian khám thường ngắn và có thể có nhiều thắc mắc, nên bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến.

Dưới đây là một vài thông tin bệnh nhân nên chuẩn bị trước khi đi khám:

  • Khi đặt lịch hẹn khám, cần hỏi rõ liệu có cần nhịn ăn trước khi khám hay dừng bất kỳ loại thuốc nào đang dùng không hoặc có bất cứ yêu cầu chuẩn bị đặc biệt nào khác không.
  • Ghi chép lại mọi triệu chứng đang trải qua, kể cả những vấn đề có vẻ không liên quan đến tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Lập danh sách các thông tin quan trọng về bản thân như các yếu tố gây căng thẳng hay thay đổi gần đây trong cuộc sống.
  • Ghi lại danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc thuốc bổ đang dùng.
  • Xem xét việc đi cùng một người thân hoặc bạn bè. Điều này có thể hỗ trợ bệnh nhân trong việc ghi nhớ và xử lý thông tin trong suốt cuộc khám, để không bỏ sót chi tiết quan trọng nào.
  • Chuẩn bị sẵn sàng một danh sách các câu hỏi để hỏi bác sĩ trong buổi khám.

5.2. Chẩn đoán

Để chẩn đoán chứng trào ngược axit dạ dày cần dựa vào:

  • Triệu chứng: Bác sĩ có thể chẩn đoán trào ngược axit dạ dày dựa trên các cơn ợ nóng thường xuyên và các triệu chứng liên quan khác.
  • Xét nghiệm theo dõi lượng axit trong thực quản: Đo pH thực quản bằng đầu dò, sử dụng một thiết bị để theo dõi lượng axit trong 24 giờ. Thiết bị này xác định thời điểm và thời gian axit dạ dày trào lên thực quản trong ngày. Một loại thiết bị là ống mỏng và dễ uốn, được luồn từ mũi xuống thực quản và kết nối với một máy tính nhỏ đeo trên hông hoặc vai. Một loại khác là một kẹp nhỏ được đặt trong thực quản trong quá trình nội soi, với đầu dò truyền thông tin tới một máy tính nhỏ đeo bên người. Sau khoảng hai ngày, đầu dò tự rơi ra ngoài theo phân. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngưng thuốc điều trị trào ngược axit trước khi thực hiện xét nghiệm này.

Nếu mắc trào ngược axit dạ dày và sắp phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang đường tiêu hóa phần trên: Còn gọi là chụp X-quang có uống bari. Trong xét nghiệm này, người bệnh sẽ uống một dung dịch màu trắng để phủ lên lớp niêm mạc bên trong đường tiêu hóa. Sau đó, X-quang sẽ được chụp để quan sát phần trên của đường tiêu hóa. Lớp phủ màu trắng này giúp bác sĩ nhìn rõ hơn hình ảnh của thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng).
  • Nội soi thực quản (sử dụng một ống mềm dễ uốn để quan sát thực quản): Nội soi thực quản là phương pháp kiểm tra trực tiếp bên trong thực quản và dạ dày. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ luồn một ống mỏng, mềm, dễ uốn có gắn đèn và camera qua cổ họng. Nội soi cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu sinh thiết cho các xét nghiệm chuyên sâu. Phương pháp này rất hữu ích trong việc phát hiện các biến chứng như thực quản Barrett.
  • Xét nghiệm đo cử động thực quản (đo áp lực thực quản): Xét nghiệm này đánh giá sự cử động và áp lực bên trong thực quản. Để thực hiện, một ống thông được đặt từ mũi xuống thực quản.

5.3. Điều trị bệnh

5.3.1. Thuốc không kê đơn

Điều trị ợ nóng và các triệu chứng khác của trào ngược axit dạ dày thường bắt đầu bằng việc sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn để kiểm soát axit. Nếu sau vài tuần sử dụng thuốc mà triệu chứng không cải thiện, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác, bao gồm thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật.

Điều trị ban đầu để kiểm soát ợ nóng bằng các loại thuốc không kê đơn sau đây:

  • Thuốc trung hòa axit: Giúp giảm triệu chứng nhanh chóng, nhưng không chữa lành được phần thực quản bị viêm do axit dạ dày. Sử dụng quá nhiều có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Thuốc giảm sản xuất axit: Tác dụng không nhanh như thuốc trung hòa axit, nhưng giúp giảm triệu chứng đáng kể và có thể giảm sự tạo thành axit lên đến 12 giờ.
  • Thuốc ngăn chặn axit và làm lành thực quản: Mạnh hơn các thuốc giảm sản xuất axit, giúp phục hồi tổn thương ở thực quản.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bệnh nhân cần dùng những loại thuốc trên từ 2-3 tuần hoặc nếu triệu chứng không thuyên giảm.

5.3.2. Các thuốc được kê đơn

Khi đi khám bệnh, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc sau:

  • Thuốc kháng thụ thể H2 (Anti H2)
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Nhìn chung, các loại thuốc này hấp thu tốt và có hiệu quả, nhưng sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương và thiếu hụt vitamin B12.

Thuốc tăng cường cơ vòng dưới thực quản: Loại thuốc này có thể giảm tần suất giãn cơ vòng dưới thực quản, giúp giảm hiện tượng trào ngược axit dạ dày - thực quản. Mặc dù có hiệu quả kém hơn so với thuốc chẹn bơm proton, nhưng thuốc này có thể được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể, thường gặp nhất là mệt mỏi hoặc lú lẫn.

Đôi khi, các loại thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày - thực quản được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị.

5.3.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác có thể được xem xét nếu điều trị bằng thuốc không thành công.

Thông thường, chứng trào ngược axit dạ dày - thực quản có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu thuốc không có hiệu quả hoặc bệnh nhân muốn tránh sử dụng thuốc lâu dài, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị xâm lấn hơn, như:

  • Phẫu thuật gia cố cơ vòng thực quản dưới: Phẫu thuật này giúp siết chặt cơ vòng dưới thực quản để ngăn chặn trào ngược, bằng cách quấn phần đầu của dạ dày xung quanh phần cuối thực quản. Thường được thực hiện qua nội soi, bác sĩ sẽ tạo ra 3 hoặc 4 lỗ nhỏ trên bụng và đưa các dụng cụ phẫu thuật vào, bao gồm một ống mềm với camera nhỏ.
  • Phẫu thuật siết chặt cơ vòng dưới thực quản - Linx: Linx là một vòng chứa các hạt nam châm titan nhỏ, được đặt xung quanh chỗ nối giữa thực quản và dạ dày. Lực hút từ nam châm đủ mạnh để ngăn thức ăn trào ngược lên thực quản và đủ lỏng để thức ăn di chuyển từ thực quản xuống dạ dày. Vòng Linx có thể được đặt qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Thiết bị này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cấp phép và các nghiên cứu ban đầu cho thấy kết quả khả quan.

Lưu ý rằng hiện nay việc điều trị trào ngược thực quản không quá phức tạp, vì vậy mọi người chỉ cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo phác đồ điều trị được đưa ra.

6. Thời điểm dễ tái phát bệnh

Trào ngược dạ dày thực quản thường dễ tái phát vào thời điểm trời chuyển lạnh. Nguyên nhân do lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc bị giảm độ dày khiến cho dạ dày dễ bị tổn thương hơn. Đồng thời, không khí lạnh kích thích tăng histamin và dịch axit dạ dày, khiến dạ dày co bóp mạnh hơn.

Ngoài ra, vào thời tiết lạnh, nhiều người có thói quen ăn đồ cay, nóng, uống nhiều rượu, bia… để làm ấm bụng. Điều này làm kích thích dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản dễ quay lại.

7. Phòng chống bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để phòng ngừa bệnh trào ngược thực quản, mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống và duy trì tinh thần thoải mái. Tránh thừa cân, béo phì cũng là điều quan trọng. Ngoài ra, thay đổi lối sống có thể giúp giảm tần suất ợ nóng.

Hãy cân nhắc thực hiện những việc dưới đây:

  • Duy trì cân nặng bình thường: Thừa cân tạo áp lực lên ổ bụng, đẩy dạ dày lên và gây trào ngược axit lên thực quản. Nếu cân nặng đang ở mức bình thường, hãy duy trì cân nặng ổn định thông qua tập luyện. Nếu thừa cân hoặc béo phì, hãy tập luyện để giảm cân dần dần (không quá 0,5 – 1kg/tuần). Tham khảo ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên giảm cân phù hợp.
  • Tránh mặc đồ quá chật: Quần áo bó sát quanh vùng eo có thể tăng áp lực lên ổ bụng và tác động đến cơ vòng dưới thực quản.
  • Tránh các loại thức ăn và đồ uống gây ợ nóng: Mỗi người có những thực phẩm và đồ uống gây kích thích khác nhau. Các loại như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành và cà phê có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ợ nóng.
  • Mọi người nên tránh dùng những thực phẩm mà bản thân đã biết sẽ gây ợ nóng.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Tránh ăn quá nhiều trong một bữa bằng cách chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Đợi ít nhất 3 tiếng sau khi ăn mới nằm hoặc đi ngủ.
  • Nâng cao đầu giường: Hãy dùng trọng lực hỗ trợ nếu thường xuyên bị ợ nóng vào ban đêm hoặc khi mới đi ngủ. Đặt miếng gỗ hoặc vài khối xi măng dưới chân giường để nâng đầu giường lên từ 15 – 23 cm. Nếu không thể nâng đầu giường, mọi người có thể dùng một cái nêm giường đặt giữa tấm nệm và giường để nâng nửa trên cơ thể từ eo trở lên. Đệm giường có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng vật tư y tế. Lưu ý, chêm thêm gối không có tác dụng giảm tình trạng ợ nóng.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng dưới thực quản. 

Trào ngược dạ dày thực quản có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ hướng dẫn điều trị và thường xuyên khám định kỳ để giữ cho dạ dày và thực quản luôn khỏe mạnh. 

8. Dotioco (hỗn dịch uống) - Ðiều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Mỗi gói chứa:

 Hoạt chất:

Tương ứng Nhôm oxyd................................. 200 mg

Magnesi hydroxyd......................................... 400 mg

Tá dược:

Dimethicone, Polyoxyl 40 hydrogenated castor oil (Cremofor RH40), Sodium carboxy methyl cellulose (Na CMC), Xanthan gum, Povidone (PVP) K30, Polyethylen glycol (PEG) 6000, Acesulfam potassium, Sorbitol lỏng (D – Glucitol), Glycerin, Methyl paraben, Propyl paraben, Propylen glycol, Colloidal silicone dioxyd (Aerosil) 200, Hương sữa, Nước tinh khiết.

Chỉ định:

Trị chứng tăng acid dạ dày làm loét dạ dày, tá tràng.

Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid).

Phòng và điều trị loét và chảy máu dạ dày tá tràng do stress.

Ðiều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Phòng chứng xuất huyết tiêu hóa.

Chống chỉ định:

Các trường hợp mẫn cảm với các antacid chứa magnesi và với nhôm hydroxyd.

Suy chức năng thận nặng do có nguy cơ tăng magnesi máu.

Trẻ nhỏ (nguy cơ tăng magnesi huyết và nguy cơ nhiễm độc nhôm), đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc trẻ bị suy thận.

Giảm phosphat máu.

Dotioco (hỗn dịch uống) mua ở đâu uy tín?

Dotioco (hỗn dịch uống) hiện nay đang được bán tại nhà thuốc Biển Việt để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0346475017 để được tư vấn thêm.

Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Biển Việt tại địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. 

Hoặc các bạn có thể đến đia chỉ nhà thuốc để mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất!

Liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

Link đặt mua sản phẩm: TẠI ĐÂY

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan