Bệnh não gan (hôn mê gan): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh não gan là một tình trạng bệnh lý thường gặp của bệnh lý gan tiến triển như xơ gan, suy gan cấp tính và mạn tính. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh hồi phục tốt và tiên lượng tốt hơn.
Bệnh não gan là gì?
Bệnh não gan (hôn mê gan) là tình trạng rối loạn chức năng não, xảy rất phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển (cấp tính hoặc mạn tính), thường được biểu hiện bởi những bất thường về tâm – thần kinh với nhiều mức độ từ nhẹ (mất trí nhớ ngắn hạn, tăng kích thích, rối loạn giấc ngủ) đến nặng (hôn mê).
Nguyên nhân gây bệnh não gan
Nguyên nhân chính xác gây bệnh não gan vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, yếu tố kích hoạt thường do sự tích tụ của các chất độc trong máu. Tình trạng này xảy ra khi gan không còn khả năng phân hủy hoàn toàn các chất độc.
Khi bị tổn thương, gan không thể lọc hết các chất độc. Sau đó, những chất độc này có thể tích tụ trong máu và xâm nhập vào não. Sự tích tụ chất độc cũng có khả năng gây tổn thương những cơ quan và chức năng thần kinh khác.
Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh não gan bị gây ra bởi nồng độ amoniac cao trong máu và mô não. Amoniac có nguồn gốc từ dạ dày và ruột và thông thường, gan sẽ là cơ quan chuyển hóa amoniac. Tuy nhiên, nồng độ amoniac trong máu sẽ tăng cao do suy giảm chức năng gan, sau đó qua máu, ảnh hưởng đến chức năng của não gây ra các triệu chứng bệnh. Các giai đoạn bệnh não gan
Bệnh não gan được chia thành 5 giai đoạn theo hệ thống phân loại West – Haven, cụ thể:
Giai đoạn 0:
- Lâm sàng người bệnh gần như bình thường
- Người bệnh thay đổi tính cách, nhận thức, trí nhớ, giảm khả năng tập trung và/hoặc thay đổi sinh lý thần kinh khi làm xét nghiệm tâm thần kinh
Giai đoạn 1:
- Nhận thức không gian, thời gian hơi lẫn lộn
- Có thể bị hưng phấn hoặc ức chế
- Thay đổi chu kỳ ngủ – thức, rối loạn giấc ngủ nhẹ
- Giảm khả năng tập trung hoặc bứt rứt, khó chịu
Giai đoạn 2:
- Lãnh đạm, thờ ơ, lừ đừ
- Thay đổi nhân cách rõ, bất lịch sự trong hành vi
- Thái độ không thích ứng
- Rối loạn định hướng thời gian, không gian
- Rối loạn vận động, tăng trương lực cơ, run vẫy
- Người bệnh buồn ngủ, ngủ nhiều
Giai đoạn 3:
- Người bệnh ngủ gà nhưng có thể tỉnh được khi kích thích; có thể gặp trường hợp nửa tỉnh, nửa mê.
- Lú lẫn rõ/ có hành vi kỳ lạ
- Rối loạn định hướng thời gian và không gian kéo dài, mất trí nhớ
Giai đoạn 4:
- Ở giai đoạn này, người bệnh bị hôn mê hoặc không có phản ứng với các kích thích đau đớn.
Yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh não gan
Mọi bệnh nhân mắc bệnh gan cấp hoặc mạn tính đều có thể mắc bệnh não gan. Bệnh não gan có thể khởi phát do các yếu tố thuận lợi khác nhau. Các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh não gan như:
- Thuốc, rượu: Rượu, Benzodiazepines, thuốc an thần, thuốc ngủ, thảo dược.
- Tăng sản xuất, hấp thu NH3 vào hàng rào máu não: Xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, rối loạn điện giải, táo bón, ăn nhiều đạm, kiềm chuyển hóa
- Mất dịch: Nôn ói, tiêu chảy, lợi tiểu, chọc tháo dịch báng lượng lớn, xuất huyết.
- Có đặt nối thông cửa chủ: đặt TIPs, phẫu thuật tạo nối thông hoặc nối thông tự nhiên.
- Tắc mạch: Huyết khối tĩnh mạch gan, huyết khối tĩnh mạch cửa.
- Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát…
Triệu chứng bệnh não gan
Tùy theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Những triệu chứng thần kinh đặc trưng cho bệnh não gan:
- Rối loạn nhận thức kèm rối loạn giấc ngủ: thay đổi chu kỳ ngủ – thức, giảm cử động tự phát, thờ ơ, hôn mê.
- Thay đổi nhân cách – tính tình: hưng phấn, kích động, vô cảm, lo lắng, hoang mang.
- Suy giảm ý thức: giảm nhận thức, lú lẫn, mất định hướng không gian – thời gian, thường xuyên giảm trí nhớ.
- Rối loạn vận ngôn, gặp nhiều khó khăn khi nhận xét vấn đề.
- Hơi thở có mùi gan
- Tăng thông khí, tăng thân nhiệt ở giai đoạn cuối
- Run tay, gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày như viết chữ, cầm nắm…
Những triệu chứng của bệnh não gan ở mức độ nặng như lú lẫn, ngủ gà hay hôn mê. Nếu những triệu chứng tiến triển nặng, người bệnh cần được điều trị và chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng này có thể dẫn tới hôn mê, tử vong khi người bệnh không được điều trị kịp thời.
Chẩn đoán bệnh não gan
Bác sĩ chẩn đoán bệnh não gan thông qua quá trình khám thực thể và thu thập thông tin về những triệu chứng và tiền sử bệnh của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định cận lâm sàng để giúp xác định những triệu chứng trên có phải là kết quả của bệnh não gan hay không, cụ thể:
1. Xét nghiệm máu
Bác sĩ tiến hành tổng phân tích tế bào máu như kiểm tra tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tiểu cầu trong máu của người bệnh. Số lượng hồng cầu thấp là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị xuất huyết, một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh não gan.
Xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định để bác sĩ đo nồng độ natri, kali và amoniac trong máu của người bệnh. Các sự rối loạn chuyển hóa các chất này cũng có thể khởi phát bệnh não gan.
2. Chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) có thể được chỉ định trong một vài trường hợp chẩn đoán bệnh não gan. Đặc biệt, ở những bệnh nhân mê sảng/bệnh não và bệnh gan, nên chụp CT scan hoặc MRI não trong trường hợp nghi ngờ chẩn đoán hoặc không đáp ứng với điều trị. Các phương pháp này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng mạch máu não hay những bất thường khác trong nhu mô não của người bệnh.
3. Xét nghiệm chức năng gan
Những xét nghiệm chức năng gan như đo nồng độ của các chất như albumin máu, thời gian prothrombin, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp kết hợp với hoạt độ các men như GOT, GPT, GGT… có thể được chỉ định thực hiện. Sự rối loạn các chất này sẽ là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm về chức năng gan hoặc hủy hoại tế bào gan ở người bệnh.
Khi đi khám, người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ các thông tin về tiền sử bệnh gan, bệnh thận (nếu có), cùng những triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Điều này đôi khi có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh não gan.
Bệnh não gan có nguy hiểm không?
Bệnh não gan là một biến chứng nặng từ bệnh gan cấp tính hoặc mạn tính. Với các bệnh não gan có yếu tố thúc đẩy, nếu điều chỉnh được những yếu tố thuận lợi này thông thường, sau 48 – 72 giờ, người bệnh có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Tiên lượng bệnh rất thay đổi, sẽ tùy thuộc vào những yếu tố thuận lợi gây hôn mê gan và tiến triển của bệnh gan.
Điều trị bệnh não gan
Điều trị cho các trường hợp mắc bệnh não gan sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như:
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh não gan
- Các tình trạng bệnh lý đồng mắc người bệnh đang mắc phải
- Mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương gan
- Tình trạng tổng thể của mỗi người bệnh
Các phương pháp điều trị sẽ nhắm tới mục tiêu khắc phục nguyên nhân cơ bản của bệnh não gan, cụ thể:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp cho từng người bệnh
- Điều trị yếu tố thúc đẩy (nhiễm trùng, xuất huyết, táo bón…)
- Cải thiện triệu chứng tâm – thần kinh của từng bệnh nhân
- Dự phòng bệnh não gan tái phát
- Ghép gan
Phòng ngừa bệnh não gan
Để phòng ngừa hội chứng não gan, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hạn chế sử dụng rượu bia khi mắc các bệnh gan, tuyệt đối tránh xa các chất độc, thuốc đông y không theo chỉ định của bác sĩ
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, ăn chín, uống sôi, hợp vệ sinh. Trong thực đơn ăn uống hằng ngày nên ưu tiên bổ sung những loại rau củ quả, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh môi trường sống tốt, hạn chế tối đa nhiễm trùng từ môi trường sống.
- Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này vừa giúp tăng cường miễn dịch, sức khỏe toàn diện vừa hỗ trợ bạn kiểm soát tốt cân nặng.
- Duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời xử trí các triệu chứng bệnh gan (nếu có), phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng
- Tiêm chủng viêm gan và duy trì việc kiểm tra tình trạng viêm gan định kỳ
Bệnh não gan là một bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu mắc các bệnh lý ở gan, người bệnh nên chủ động đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh tích cực. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện bệnh não gan.
Buluking - điều trị các bệnh về gan như viêm gan cấp/mạn tính, hôn mê gan
Thuốc tiêm Buluking với thành phần chính là L-ornithin-L-aspartat được biết đến trong điều trị các bệnh về gan như viêm gan cấp/mạn tính, hôn mê gan,...
Trong bài viết dưới đây Nhà Thuốc Biển Việt xin gửi tới bạn đọc những thông tin chi tiết về sản phẩm thuốc tiêm Buluking.
1. Thành phần
Thành phần: Trong mỗi ống thuốc tiêm Buluking có chứa thành phần chính là L-ornithin-L-aspartat hàm lượng 5g.
Ngoài ra còn chứa các tá dược khác (natri pyrosulfit, D-sorbitol, Nước cất pha tiêm) vừa đủ 1 ống.
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
2. Tác dụng - Chỉ định của thuốc tiêm Buluking
2.1 Tác dụng của thuốc tiêm Buluking
2.1.1 Dược lực học
L-ornithine-L-aspartate là một hóa chất được cơ thể phân hủy để tăng mức độ của hai axit amin: ornithine và axit aspartic - hai thành phần giúp giảm mức độ của amoniac trong máu.
L-ornithine và L-aspartate đóng vai trò là chất trung gian trong chu trình urê trong các tế bào gan quanh tĩnh mạch ở gan và là chất kích hoạt carbamoyl phosphate synthetase bằng cách chuyển hóa thành glutamate thông qua glutamine synthetase trong tế bào gan quanh tĩnh mạch cũng như bởi cơ xương và não.
2.1.2 Dược động học
- Phân bố: Thành phần L-ornithin-L-aspartat sau khi tiêm phân bố rộng khắp các cơ quan trong cơ thể.
- Chuyển hóa: Tại gan, thành phần L-ornithin-L-aspartat được chuyển hóa nhờ vào nhóm amino chuyển thành amoniac và khi kết hợp với CO2 sẽ tạo thành ure.
- Thải trừ: Thành phần L-ornithin-L-aspartat này thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và phân.
2.2 Chỉ định thuốc tiêm Buluking
Sản phẩm thuốc tiêm Buluking được dùng để chỉ định trong các bệnh về gan như: hôn mê gan, tiền hôn mê gan, bệnh gan cấp/mạn tính.
3. Liều dùng - Cách dùng thuốc tiêm Buluking
3.1 Liều dùng thuốc tiêm Buluking
Liều dùng của thuốc Buluking được khuyến cáo như sau:
Với người bị viêm gan cấp/mạn tính: Thông thường, trong tuần đầu tiên điều trị mỗi ngày cần tiêm tĩnh mạch chậm 1 ống.
Trong các trường hợp bệnh nặng hơn thì có thể sử dụng 2 ống/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc tiêm Buluking hiệu quả
Thuốc Buluking được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm. Do đó quá trình sử dụng nên có sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế như bác sĩ, y tá,... mà không nên tự ý sử dụng loại thuốc này.
4. Thuốc tiêm Buluking giá bao nhiêu?
Thuốc tiêm Buluking hiện nay đang được bán ở Nhà Thuốc Biển Việt để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0346475017 để được tư vấn thêm.
5. Sản phẩm thuốc tiêm Buluking mua ở đâu?
Thuốc tiêm Buluking mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn kê thuốc tiêm Buluking mua sản phẩm trực tiếp tại Nhà Thuốc Biển Việt.
Địa chỉ: Số 18 NV1, Tổng cục V - Bộ Công An - Xã Tân Triều - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt sản phẩm cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.